ĐAU ĐẦU XOANG

Hội chứng Đau Đầu Viêm Xoang khá phổ biến ngày nay, tuy nhiên lại khiến nhiều người lầm tưởng. Vậy nguyên nhân và hướng điều trị như thế nào ? Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

TÌNH TRẠNG HIỆN NAY

Đau đầu do xoang được cho rằng là tình trạng dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang. Chất nhầy không thoát ra được bên ngoài làm tăng áp lực xung quanh. Khi đó, người bệnh có triệu chứng sưng ở má, mũi, trán và thậm chí đau đầu do viêm xoang. Tuy nhiên, hầu hết đau đầu do xoang được xem là đau nửa đầu. Đau vùng xoang do viêm xoang và chứng đau nửa đầu có cùng nguồn gốc từ hệ thống mạch máu tam giác. Chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau đầu xoang thường có hai trường hợp, đó là đau đầu do viêm xoang và đau Migraine. Nhiều người gặp tình trạng này rất hay bị lầm tưởng. Vậy điểm khác biệt giữa đau đầu do viêm xoang và đau Migraine là gì?

ĐAU ĐẦU DO VIÊM XOANG

1. BIỂU HIỆN

Đau do viêm xoang cũng có thể chỉ xuất hiện ở một nửa đầu song thường tập trung về phía trước đầu vùng mặt do đây là vị trí của xoang. Tùy vào xoang bị viêm mà cơn đau sẽ tập trung ở điểm khác nhau.
  • Nếu viêm xoang trán, vị trí đau nhức thường ở giữa hai lông mày, cơn đau thường nặng vào giờ nhất định, khoảng tầm 10 giờ sáng.
  • Nếu viêm xoang sàng trước, vị trí đau đầu tập trung ở giữa hai mắt.
  • Nếu bị viêm xoang sàng sau, vị trí đau đầu khá điển hình là ở sâu trong mũi hoặc đau nhức sang vùng sau gáy.
  • Nếu bị viêm xoang hàm, vùng đau tập trung xuống phía dưới ở hai bên vùng má nhiều hơn là đau phía trên đầu.

2. TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân không đau theo cơn mà cơn đau âm ỉ kéo dài. Đau đầu thường không phải là triệu chứng duy nhất của viêm xoang. Người bệnh còn bị hắt hơi liên tục khi thời tiết thay đổi như sau:
  • Độ ẩm cao hoặc môi trường khói bụi,
  • Chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi,
  • Dịch mũi ban đầu trong suốt sau đó chuyển sang vàng đục hoặc xanh do viêm.
  • Có dịch đổ từ mũi xuống họng.
Trong thời gian đau đầu do xoang, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ kéo dài.
Các bác sĩ chấn đoán Đau đầu viêm xoang theo ICHD-3 như sau:
B. Bằng chứng lâm sàng, nội soi mũi hoặc hình ảnh của nhiễm trùng hiện tại hoặc quá khứ hoặc quá trình viêm khác trong các xoang cạnh mũi
C. Bằng chứng về nguyên nhân được chứng minh bởi ít nhất 2 trong số mục sau:
1. Đau đầu tăng dần có liên hệ tạm thời với khởi phát viêm mũi xoang mãn tính.
2. Đau đầu tăng giảm theo mức độ tắc nghẽn xoang và các triệu chứng mãn tính khác của viêm mũi xoang.
3. Đau đầu trầm trọng hơn khi có áp lực đè lên xoang cạnh mũi
4. Trường hợp viêm mũi xoang một bên gây đau đầu cục bộ và cùng bên với nó.

 3. ĐIỀU TRỊ

3.1 Bạn có thể sử dụng một số biện pháp nhẹ ở nhà như 

  • Tăng độ ẩm trong phòng và rửa mũi bằng nước muối đúng cách.
  • Xông hơi để làm chất nhầy trong mũi dễ thoát ra.
  • Chườm khăn ấm để làm loãng chất nhầy và giảm áp lực từ bên trong.

3.2 Dùng thuốc Tây y

Đối với đau đầu do viêm xoang, bác sĩ thường kê các nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau
  • Nhóm thuốc kháng histamin, thuốc loãng dịch nhầy và thông mũi.
  • Kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

ĐAU ĐẦU MIGRAINE

1. VỊ TRÍ ĐAU ĐẦU

Người đau thường bị đau dọc một bên đầu, hoặc 2 bên, với cảm giác đau thấy rõ. Khi đặt tay vào thái dương phía bên đau đầu, có cảm giác đau và giật rõ ràng. Đặc biệt cơn đau thường xuất hiện với mức độ đau theo từng nhịp mạch của tuần hoàn máu.

2. BIỂU HIỆN 

Cơn đau thường không xuất hiện hàng ngày nhưng khi xảy ra sẽ kéo dài từ 4 – 72 giờ liên tục, đau từng cơn. Cường độ cơn đạt từ trung bình đến nặng, dữ dội nhất vào khoảng 1 – 2 giờ sau khởi phát.
Thường xuất hiện từ 1 – 2 cơn mỗi tuần. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, sau cơn đau người bệnh sẽ cảm giác thoải mái, phục hồi rất nhanh. Khi bị đau migraine, tại thái dương người bệnh sẽ cảm giác rõ như có mạch máu đập mạnh mẽ dưới da.
Đau migraine có thể kèm theo triệu chứng sợ ánh sáng, buồn nôn hoặc nôn, sợ tiếng động. Trước cơn đau, hiện tượng ảo giác và mất thị giác tạm thời cũng có thể xảy ra.

3. CÁCH ĐIỀU TRỊ 

3.1 ĐIỀU TRỊ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Áp dụng một số các phương pháp đơn giản, giúp cải thiện phần nào về tình trạng đau đầu Migraine

  • Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên lặng.
  • Kê gối cao khi nằm nghỉ.
  • Đắp khăn lạnh vùng đầu bị đau.
  • Tránh tiếp xúc và ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá, mùi nồng.
  • Tăng cường ngủ nghỉ, thư giãn.
  • Có thể tập, thực hành các động tác yoga, thiền để cơ thể được cân bằng.

3.2 ĐIỀU TRỊ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN Y KHOA

Cách chữa đau đầu Migraine gồm có điều trị cắt cơn đau cấp tính và điều trị phòng ngừa cơn đau tái phát. Người bệnh có thể được điều trị đồng thời cả cắt cơn đau và ngừa cơn đau tái phát.

  • Điều trị cắt cơn đau cấp tính giúp làm giảm cơn đau ngay tức thì.
  • Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mãn tính được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau nhiều hoặc số cơn đau ít nhưng lại khó cắt cơn hơn. Điều trị bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài (có thể hơn 3 tháng) để cơn đau không xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và chống nôn cho người bệnh.

Bất kì căn bệnh nào khi có biểu hiện lạ, bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở khám uy tín để điều trị. Mong rằng bài viết của Tptherapy sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.