ĐAU DÂY THẦN KINH THẸN (PUDENDAL NEURALGIA)

Đau dây thần kinh thẹn là gì? Nguyên nhân ra sao và được chuẩn đoán điều trị như thế nào? Cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đau dây thần kinh bẹn là gì?

Nếu bạn luôn cảm thấy khó chịu do tê hoặc rát ở vùng dưới mông. Ở nam giới thì đau ở bìu và dương vật. Nữ giới đau ở âm hộ, âm đạo và âm vật, khám Phụ khoa hay Sàn chậu đều không có vấn đề. Tuy nhiên cảm giác khó chịu vẫn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần và thể chất. Có thể bạn đang bị ĐAU THẦN KINH THẸN.
Dây thần kinh thẹn chịu trách nhiệm chi phối cảm giác của vùng từ hậu môn tới cơ quan sinh dục ngoài (dương vật và âm vật), cùng vùng da giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, hay còn gọi là đáy chậu. Ngoài chức năng chi phối cảm giác, dây TK thẹn cũng đảm nhiệm kiểm soát một số bộ phận của bàng quang (hay còn gọi là bóng đái) và khu vực hậu môn.

2. Nguyên nhân đau dây thần kinh bẹn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau dây thần kinh thẹn như :

  • Người bệnh đã từng phẫu thuật vùng chậu hay gãy xương trong khung chậu.
  • Phụ nữ trong quá trình sinh nở có thể gây tổn thương dây thần kinh.
  • Do trong quá trình chơi thể thao gây tổn thương vùng xương chậu như: ngồi, đạp xe, cưỡi ngựa,…
  • Tình trạng táo bón kéo dài (từ vài tháng đến nhiều năm).
  • Hội chứng Alcock do mô hoặc cơ vùng chậu bị đè ép.
  • Do khối u chèn ép dây thần kinh thẹn (có thể u lành hoặc u ác tính).
  • Ngoài ra, có một số trường hợp chưa phát hiện được nguyên nhân.
  • Đối tượng nguy cơ: Chèn ép dây TK thẹn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới.

3. Chuẩn đoán: Theo chuẩn đoán Nantes (Roger Robert et al.)

3.1 Chuẩn đoán Nantes theo tiêu chí lựa chọn

  • Cảm giác đau liên quan đến sự phân bố giải phẫu của dây thần kinh thẹn: Dây thần kinh thẹn chi phối cho cơ quan sinh dục ngoài.
  • Cơn đau có thể ở bề ngoài hoặc sâu trong âm hộ, hậu môn trực tràng và niệu đạo xa.
  • Đau chủ yếu ở tư thế ngồi: Triệu chứng này ủng hộ sự chèn ép dây TK vì nếu giảm khả năng vận động của dây TK. Khiến dây TK dễ bị chèn ép vào các cấu trúc dây chằng cứng. Khía cạnh này của cơn đau là động vì cơn đau là kết quả của sự đè nén chứ không phải do tư thế ngồi.
  • Bệnh nhân không bị đau làm thức dậy vào ban đêm. Mặc dù nhiều bệnh nhân có thể khó đi vào giấc ngủ vì đau.
  • Không có mất cảm giác: Sự hiện diện của suy giảm cảm giác bề mặt đáy chậu cho thấy tổn thương rễ xương cùng chứ không phải PNE.
  • Giảm đau với phong bế dây TK thẹn: Tiêu chí cơ bản này không cụ thể vì bất kỳ bệnh đáy chậu nào khác có thể gây đau ở vùng giải phẫu của dây TK thẹn. Phong bế âm cũng không loại trừ chẩn đoán nếu thiếu chính xác hoặc khi được thực hiện quá xa.

3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bổ sung

Ngoài những chẩn đoán theo tiêu chí, còn có một số tiêu chuẩn chẩn đoán bổ sung như sau:

  • Đau có tính chất bỏng rát, bắn hoặc đâm châm chích và kết hợp với tê.
  • Dị cảm hoặc tăng cảm
  • Cảm giác dị vật hoặc nặng hơn ở trực tràng hoặc âm đạo.
  • Cơn đau tăng dần và lên đến đỉnh điểm về chiều tối và chấm dứt khi người bệnh ngủ.
  • Đau nhiều hơn ở một bên.
  • Đau nổi rõ hơn về phía sau và xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau khi đại tiện.
  • Cảm giác căng xung quanh cột sống khi khám âm đạo hoặc trực tràng.
  • Kết quả bất thường về các xét nghiệm sinh lý TK

3.3 Tiêu chí loại trừ

  • Đau hoàn toàn trong vùng không được chi phối bởi dây TK thẹn. Nó có thể ở hạ vị, xương cụt, mu hoặc mông.
  • Đau đi kèm với ngứa (gợi ý nhiều hơn đến một tổn thương trên da).
  • Đau kịch phát.
  • Một bất thường về hình ảnh có thể là nguyên nhân của cơn đau.

Các dấu hiệu liên quan:

  • Đau ở mông
  • Đau liên quan dây TK tọa
  • Đau ở đùi giữa ( dây TK bịt)
  • Đau ở vùng trên mu
  • Tăng tần suất đi tiểu hoặc đau khi bàng quang đầy
  • Đau sau khi xuất tinh
  • Đau nặng hơn vài giờ sau khi quan hệ tình dục.
  • Rối loạn cương dương
  • Kết quả bình thường khi xét nghiệm điện sinh lý

4. Điều trị

4.1 Điều trị triệu chứng đau

Thuốc uống: người bệnh sẽ được kê các thuốc NSAIDs, giảm đau TK. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nênsử dụng thuốc giảm đau Paracetamol, do thuốc này không hiệu quả trong giảm đau triệu chứng do đau dây TK gây ra. Hoặc sử dụng thuốc dinh dưỡng TK như: Vitamin B1, Citicholine…

Tiêm phong bế dây TK: ngoài thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc giảm đau cục bộ hay thuốc dẫn chất steroid có tác dụng kéo dài.

Kích thích dây TK: Bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt cấy dưới da tại vùng có dây TK bị chèn ép, thiết bị này có chức năng tạo xung điện nhẹ nhằm làm ngắt dẫn truyền xung TK từ vùng đau gửi đến não, từ đó giảm cảm giác đau của người bệnh.

Phục hồi chức năng/Vật lý trị liệu: Với những bài tập thư giãn cơ từ các kỹ thuật viên hay chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ gây kích thích cơ sàn chậu, dẫn tới thư giãn và giảm đau.

4.2 Điều trị nguyên nhân

Dựa vào nguyên nhân, BS sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị phù hợp như nếu bị chèn ép dây TK thẹn do u hoặc mô. BS sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng khu vực bị chèn ép bằng cách loại bỏ khối u hoặc định vị lại mô, cố định lại vùng xương bị gãy. Ngoài ra, các BS cũng có thể chỉ định điều trị tình trạng táo bón.

Chế độ chăm sóc: Người bệnh được khuyến cáo nên tránh những tác nhân làm cho cơn đau trầm trọng hơn như tránh ngồi lâu, không để bị táo bón hoặc giảm thời gian đạp xe đạp và thường xuyên sử dụng đệm khi nằm hoặc ngồi.

5. Phòng ngừa

Thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Không nên đạp xe quá lâu.
  • Không nên ngồi trong thời gian dài.
  • Chú ý chế độ ăn uống và vận động phòng tránh táo bón kéo dài.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng vùng chậu, cần đến khám sớm tại cơ sở Y tế uy tín.

Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp đối phó:

  • Giúp ruột và bàng quang khỏe mạnh: nên cố gắng tránh căng thẳng khi đi tiểu vì điều này sẽ làm căng dây TK. Cần tránh thuốc kích thích nhuận tràng. Liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp có một liệu trình tốt cho bàng quang.
  • Chỉnh sửa cách ngồi: nên tránh áp lực lên đáy chậu (vùng bên trong xương chậu). Có thể mua những chiếc đệm bọt. Thay vì ngồi quá nhiều, nên đứng trong một khoảng thời gian trong ngày bằng cách đặt máy tính lên một chiếc hộp hoặc nâng bàn lên;
  • Tránh các hoạt động thể chất gây kích ứng dây TK: Hoạt động cần tránh nhất chính là đạp xe. Các hoạt động khác để giảm thiểu là nhảy lò xo và các bài tập cơ bắp. Nắn xương và liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp bạn xác định các chuyển động cụ thể mà bạn cần hạn chế.
  • Thích nghi với đời sống tình dục: Khi quan hệ tình dục, cơn đau có thể bùng phát. Có rất nhiều lựa chọn để vừa giữ gìn đời sống tình dục, vừa giúp không đau như điều trị thuốc cắt cơn trước QHTD.

 

Cùng theo dõi Tptherapy ở những bài viết sau để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.