ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ KHÔNG DÙNG THUỐC

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến ngày nay. Triệu chứng nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày.
Vậy giải pháp khắc phục là gì ? Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. TỔNG QUAN VỀ MẤT NGỦ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm. Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.

Chu kỳ giấc ngủ được phân thành 2 loại là:

REM (chuyển động mắt nhanh): Chiếm 25% giấc ngủ, thường diễn ra vào buổi sáng. Đây là thời gian có những giấc mơ.
NREM: Thời gian còn lại của giấc ngủ, tiếp tục được chia thành 4 giai đoạn nhỏ
Rối loạn giấc ngủ chính là sự xáo trộn chu kỳ bình thường trên và khiến bạn không có một đêm nghỉ ngơi ngon giấc.

Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ thường bao gồm:

  • Cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày
  • Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
  • Ngủ ngáy
  • Thường xuyên ngưng thở trong khi ngủ
  • Có cảm giác khó chịu ở chân và luôn muốn nhúc nhích, động đậy (hội chứng chân không yên)

Thiếu ngủ có thể gây thiệt hại đến hầu hết mọi mặt trong cuộc sống, bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Trục trặc trong các mối quan hệ xã hội
  • Hiệu suất công việc kém
  • Chấn thương hay tai nạn lao động
  • Giảm trí nhớ
  • Tâm trạng bất ổn.

2. Dấu Hiệu Mất Ngủ

Thỉnh thoảng bạn bị trằn trọc, thao thức vào giờ ngủ là điều bình thường. Nhưng nếu gặp phải tình trạng này kéo dài từ đêm này qua đêm khác, bạn đã bị mất ngủ. Các triệu chứng bao gồm:
– Nằm thao thức trên giường hàng giờ, không ngủ được
– Thức dậy quá sớm và không thể tiếp tục ngủ thêm
– Thức dậy liên tục, nhiều lần trong đêm

3. Giải Pháp Điều Trị Tại Nhà Không Cần Thuốc

  • CBT là một can thiệp đa phương thức, bao gồm ít nhất 1 thành phần điều trị. Nhắm vào các yếu tố nhận thức và tâm lý. Thói quen ngủ không tốt, lên lịch ngủ không đều) được cho là nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài.
  • Điều trị cũng có thể là giảm kích thích (thư giãn) và giáo dục vệ sinh giấc ngủ. Giáo dục về các yếu tố ảnh hưởng hoặc thúc đẩy giấc ngủ. Các nhà tâm lý và BS lâm sàng có xu hướng kết hợp nhiều biện pháp can thiệp. Trong đó CBT trở thành phương pháp tiếp cận không dùng thuốc tiêu chuẩn trong lĩnh vực này.
Vì vậy, mục tiêu chính của CBT là thay đổi những yếu tố kéo dài hoặc làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên không có chống chỉ định sử dụng CBT. Nhưng bạn nên lưu ý một số khuyến cáo khi ứng dụng
Các liệu pháp tâm lý và hành vi cho bệnh mất ngủ bao gồm:
  1. Giới hạn giấc ngủ
  2. Liệu pháp kiểm soát kích thích
  3. Can thiệp dựa trên thư giãn
  4. Chiến lược nhận thức
  5. Giáo dục vệ sinh giấc ngủ
  6. CBT kết hợp
Mong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu sâu triệu chứng mất ngủ. Hãy theo dõi Tptherapy để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.