Ăn uống giúp con người cung cấp các dinh dưỡng, nuôi sống và duy trì sức khỏe của chúng ta nói riêng cũng như tất cả động thực vật nói chung. Vì thế, dinh dưỡng sức khỏe và bệnh tật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó được biết đến như là một bản năng không thể thiếu. Cùng Tptherapy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau ngay.
1. Lịch sử dinh dưỡng sức khỏe và bệnh tật
Mặc dù mang ý nghĩa sống còn, thế nhưng đến tận thế kỉ XVIII. Loài người vẫn chưa hiểu tại sao thức ăn lại quan trọng đến vậy? Chúng ta cần gì ở thức ăn?
Danh y Hypocrat quan niệm rằng tất cả các loại thức ăn đều chứa một chất sống giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về màu sắc, mùi vị, ít hay nhiều nước. Ngày nay, nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học. Chúng ta đã phát hiện trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, đó là: Protein, Lipid, Glucid, các Vitamin, chất khoáng và nước. Nếu thiếu một trong các chất trên, cơ thể sẽ mắc bệnh, thậm chí là tử vong.
Cụ thể, trong lịch sử đã xảy ra như:
- Trên con đường sang Phương Đông của Vasco de Gamma. Bệnh Scorbut do thiếu Vitamin C đã lấy đi sinh mạng 100/160 thủy thủ.
- Tại các vùng toàn ăn ngô (bắp), người dân bị bệnh viêm da Pellagra vì thiếu Vitamin PP.
- Bệnh tê phù Beriberi do thiếu Vitamin B1,…
Các bệnh lý này được gọi là bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó.
2. Dinh dưỡng hiện đại
2.1 Dinh dưỡng sức khỏe
Ngày nay, nhờ áp dụng kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, nhiều căn bệnh đã được đẩy lùi. Tuy vậy, ở một số nước chưa phát triển, vấn đề thiếu dinh dưỡng cũng đang là vấn nạn, điển hình như: Thiếu Protein, thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng và thiếu iod,…
Hơn thế, khoa học dinh dưỡng đã khám phá thêm được nhiều vai trò của các thành phần dinh dưỡng mà trước đây chúng ta vẫn chưa biết rõ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng. Một số các vi chất dinh dưỡng có thể kể đến như: Zn, Selen (Se) và các chất khác…
2.2 Thiếu dinh dưỡng có thực sự là vấn đề duy nhất?
Theo quá trình tiến hóa của lịch sử, bữa ăn của chúng ta ngày càng được cải thiện, nạn đói cũng dần bị đẩy lùi. Theo dõi tình hình tiêu thụ thực phẩm trong 200 năm qua ở nước Pháp. Người ta nhận thấy lượng lương thực giảm dần nhưng lượng thịt và chất béo đã tăng lên: Tỉ lệ chất béo trong mỗi khẩu phần ăn là 18% (tính từ năm 1800 – 1900), từ năm 1920 – 1939 là 28%, năm 1980 là 42%.
Ở những nước nghèo, đói kém và các bệnh thiếu dinh dưỡng vẫn còn thường xuyên xuất hiện. Vậy ở những nước phát triển có còn phải lo lắng về vấn đề dinh dưỡng? Trước thập kỷ 60, nhiều người cũng từng nghĩ rằng điều này không có gì đáng quan ngại, nhất là ở những nước phát triển. Nhưng sự thật không phải như vậy!
2.3. Vấn đề mới về dinh dưỡng
Các thống kê dịch tễ học so sánh ở từng nước trong các thời kỳ khác nhau. Đồng thời so sánh các quần thể di cư từ vùng này sang vùng khác cho thấy: Mô hình bệnh tật thay đổi theo lối sống và cách ăn uống. Ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường tăng lên đáng kể, bệnh béo phì chiếm đến 20 – 40%. Thế nên, các nước giàu lại phải đối mặt với nguy hiểm khác về vấn đề về dinh dưỡng.
Trong vài thập kỷ gần đây, các yếu tố dinh dưỡng đã được xem xét, nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Mặc dù còn nhiều điều chưa sáng tỏ, thế nhưng các chuyên gia y tế cũng rút ra được nhiều khuyến nghị quan trọng về chế độ ăn uống, để người dân đề phòng về các bệnh mãn tính.
Tổng kết, như vậy thiếu hay thừa chất dinh dưỡng cũng đều có thể gây bệnh. Một chế độ ăn cân đối, hợp lý sẽ là điều cần thiết để mỗi chúng ta sống thật khỏe mạnh và lâu dài.
3. Tại sao dinh dưỡng sức khỏe ít được phổ biến?
Vấn đề dinh dưỡng và điều trị sở dĩ ít được phổ biến rộng rãi cũng vì một số nguyên nhân. Ở các nước tư bản, thầy thuốc hay bác sĩ sẽ chỉ lo về vấn đề chẩn đoán, dùng thuốc sao để đạt hiệu quả nhanh nhất, tốn chi phí nhất, dù cho nó chỉ có thể đạt được tác dụng nhất thời. Còn vấn đề dinh dưỡng cực kì quan trọng lại chỉ thu hẹp ở những lời khuyên rất chung chung. Do đó kết hợp dinh dưỡng trong điều trị là một vấn đề hết sức cần thiết và cần phải được phổ biến rộng rãi.
Theo dõi Tptherapy để hiểu thêm về các vấn đề về dinh dưỡng khác nhé!!!