HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN VÀ MẤT NGỦ VÌ HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN

Hội chứng chân không yên là gì, nguyên nhân ra sao? Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Các triệu chứng gây nên tình trạng hội chứng chân không yên là gì?

Nếu bạn có cảm giác bồn chồn buộc phải cử động một phần cơ thể, nhu cầu này không thể cưỡng lại được. Nếu để yên sẽ có cảm giác nhức mỏi, buồn bực, kiến bò, châm chích…sâu trong cơ bắp rất khó chịu. Bệnh thông thường biểu hiện ở chân nhưng cũng có thể ở tay hoặc thân mình, cử động giúp cho bệnh nhân tạm thời cảm thấy dễ chịu.

Hội chứng chân không yên (RLS), còn được gọi là bệnh Willis Ekbom. Gây cảm giác khó chịu ở chân như ngứa, kim châm, kéo hoặc bò. Những cảm giác này tạo ra một sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân.

NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ ?

Có 2 nhóm: Nguyên phát và thứ phát

1. Nguyên phát :

Có tính chất từ di truyền hoặc vô căn.

2. Thứ phát:

Thường gặp nhất do thiếu sắt hoặc liên quan đến thiếu máu. Phụ nữ có thai và bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cũng dễ bị mắc chứng bệnh này. Nguyên nhân ít gặp hơn là bệnh suy thận tăng huyết, viêm dạ dày, đái tháo đường, bệnh lý khớp.
Một số bệnh có liên quan chặt chẽ với hội chứng chân không yên là: Bệnh Parkinson, tổn thương tủy, xơ cứng rải rác, đang điều trị thuốc chống lo âu, trầm cảm.

CHẨN ĐOÁN:

Một số tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chân không yên:
  1. Có cảm giác bất thường ở bên trong bắp thịt của chân (đôi khi cả tay nữa), làm cho bệnh nhân cảm thấy phải cử động chân hoặc tay mới chịu được.
  2.  Cảm giác bất thường nặng lên khi nghỉ ngơi.
  3. Giảm đỡ khi cử động hoặc đi lại.
  4. Biểu hiện nặng lên về chiều tối hoặc đêm
Do cảm giác khó chịu, bệnh nhân phải thường xuyên cử động chân hoặc cả tay khi nằm ngủ. Tạo nên một hiện tượng gọi là “cử động chân theo chu kỳ trong khi ngủ (Periodic leg movements of sleep – PLMS)

ĐIỀU TRỊ:

1. KHÔNG DÙNG THUỐC:

  • Thể dục thể thao (đi bộ, bơi) tắm nước ấm, massage chân, yoga.
  • Vệ sinh giấc ngủ.
  • Cần giảm liều hoặc đổi thuốc nếu chân không yên do đang dùng thuốc điều trị lo âu, trầm cảm.

2. DÙNG THUỐC:

– Đồng vận Dopamine
– Nhóm BZD (Clonazepam)
– Chống ĐK (Gabapentin, Pregabalin, Carbamazepine)
– Bổ sung sắt nếu Ferritin thấp
Nếu bạn bị tình trạng và triệu chứng như trên, hãy đi khám ở bệnh viện gần nhất nhé. Hãy theo dõi Tptherapy để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.