Tình trạng đau đầu Migraine xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Triệu chứng đau đầu Migraine hay được gọi là đau đầu vận mạch hoặc đau như mạch máu đập.
Đau nửa đầu Migraine hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân, gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bạn.
Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé.
ĐAU ĐẦU MIGRAINE TRONG CHUẨN ĐOÁN
- Cần có ít nhất 5 cơn đáp ứng các tiêu chí để chẩn đoán. Điều này tránh chẩn đoán nhầm một cơn đau đầu thứ phát nghiêm trọng.
- Chẩn đoán chỉ yêu cầu 2 trong số các tiêu chí đau và 1 tiêu chí triệu chứng liên quan.
- Khi gặp tình trạng nằm ở chỉ có hoặc đau với các đặc điểm liên quan đến chứng đau đầu Migraine. Rất có thể bạn đã mắc phải. Nói cách khác, một cơn đau đầu do bóp nghẹt 2 bên và toàn đầu với cường độ vừa phải. Và triệu chứng không liên quan đến chứng sợ ánh sáng hoặc buồn nôn, đáp ứng các tiêu chí “Có Thể là Migraine”.
- Loại biểu hiện này không ngoại trừ các bệnh nhân có tiền sử lo âu, trầm cảm. Đặc biệt đau vùng cổ đi kèm với đau đầu đau (có ở ít nhất 70% bệnh nhân Migraine) thường bị chẩn đoán nhầm là Đau đầu kiểu căng thẳng.
- Migraine cũng liên quan đến một loạt các triệu chứng xảy ra phổ biến nhưng không phải là một phần của tiêu chuẩn chẩn đoán. Các triệu chứng báo trước như mệt mỏi, giảm tập trung, cứng cổ, ngáp, sợ ánh sáng, buồn nôn, đi tiểu nhiều, khó chịu. Và thay đổi tâm trạng xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi bắt đầu đau và gặp ở khoảng 70% bệnh nhân.
- Sự hiện diện của đau cổ (75%), đau/áp lực xoang (40%) và các triệu chứng chảy nước mắt và nghẹt mũi (50%). Một phần là nguyên nhân dẫn đến chẩn đoán nhầm Migraine thường xuyên thành đau đầu kiểu căng thẳng, hoặc đau đầu do xoang.
- Migraine mãn tính thường liên quan đến việc lạm dụng thuốc giảm đau cấp tính. Migraine thường biểu hiện là các cơn đau đầu cấp và khoảng thời gian giữa các cơn thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có các cơn đau đầu thường xuyên nếu mắc Migraine mạn tính. Migraine mạn tính khó điều trị hơn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
- Lưu ý, Migraine có thể chuyển thành mạn tính nếu:
- Điều trị không còn hiệu quả so với trước đây
- Có nhiều cơn Migraine mỗi tháng
- Bạn cần phải dùng thuốc giảm đau mỗi ngày để cắt cơn đau
- Thường bị đau đầu quanh chu kỳ kinh
- Không tìm được thuốc điều trị Migraine hiệu quả
Migraine có nhiều loại khác nhau nhưng có thể chia thành 2 loại là Migraine không có tiền triệu và Migraine với tiền triệu (chiếm khoảng 15% – 30% bệnh nhân bị Migraine). Migraine không có tiền triệu được chia làm 2 nhóm: Migraine từng đợt và Migraine mạn tính.
Tiền triệu là triệu chứng thần kinh thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với đau đầu. Biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là các vấn đề về thị giác.

CÁCH ĐIỀU TRỊ
Điều trị Migraine có 2 bước quan trọng: Điều trị cấp và điều trị dự phòng
1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CẤP TÍNH
Điều trị cấp tính: mục tiêu, cắt cơn đau sớm
- Với cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Sử dụng các thuốc không đặc hiệu điều trị migraine, gồm: (NSAIDs), acetaminophen, hoặc kết hợp thuốc giảm đau có chứa caffein – như aspirin kết hợp với acetaminophen và caffein.
- Với cơn đau mức độ trung bình đến nặng, hoặc các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình nhưng đáp ứng kém với các liệu pháp trên. Các thuốc đặc hiệu như triptans (VN có Sumatriptan). Thuốc đối vận thụ thể CGRP phân tử nhỏ (gepants) hoặc thuốc chủ vận thụ thể serotonin 5-HT 1F chọn lọc (ditans).
Bất kể phương pháp điều trị nào được chỉ định, người bệnh nên điều trị cắt cơn đau ngay khi có dấu hiệu đau đầu tiên. Giúp cải thiện khả năng cắt hẳn cơn đau và giảm thiểu sự ảnh hưởng của cơn đau đến sinh hoạt, lao động.
3. Người bệnh có cơn đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn nhiều nên được chỉ định các thuốc không qua đường uống (dạng tiêm, hít). Thuốc chống nôn nên được kết hợp cùng.
Lưu ý về tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ : Chống chỉ định Sumatriptan. ( Tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu não, suy gan nặng, tăng huyết áp mức cao).
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
Ngoài ra bạn cũng kham khảo đến phương pháp điều trị dự phòng. Các trường hợp như :
- Các cơn đau đầu ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân dù đã được điều trị cơn đau cấp.
- Tần suất đau nhiều (khi nào là nhiều? ở bảng dưới )
- Chống chỉ định với thuốc điều trị cơn đau cấp, thất bại hoặc lạm dụng các thuốc điều trị cơn đau cấp
Bất kì căn bệnh nào khi có biểu hiện lạ, bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở khám uy tín để điều trị. Mong rằng bài viết của Tptherapy sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho bạn.