Dinh dưỡng trong dự phòng & điều trị loãng xương quan trọng như thế nào? Theo TPtherapy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Vai trò và chuyển hóa calci (Canxi)
1.1 Vai trò của calci trong cơ thể
Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 1,2kg calci. Trong đó 99% tập trung ở xương và răng, chỉ có 1% ở trong máu và tổ chức. Calci đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình hoạt động cơ thể.
Muối calci là thành phần thường xuyên của máu, các dịch tế bào và tổ chức. Các liên kết calci tăng cường các cơ chế bảo vệ của cơ thể, nâng cao sức đề kháng đối với các yếu tố bất lợi của môi trường.
- Calci có vai trò quan trọng trong co giãn cơ, dẫn truyền các xung động thần kinh và là chất đệm của máu.
- Ảnh hưởng tới hoạt động của quá trình đông máu và tham gia điều chỉnh thăng bằng kiềm trong cơ thể.
- Trong máu và các dịch sinh học khác, calci ở dưới dạng các ion hóa. Calci ion hóa giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì các kích thích thần kinh, cơ.
- Calci rất cần thiết cho việc xây dựng và duy trì cấu trúc xương của cơ thể.
1.2 Chuyển hóa calci trong cơ thể
Calci là một trong những chất khó đồng hóa. Khi vào cơ thể, calci dưới dạng các liên kết khó tan hoặc không tan trong nước. Dưới ảnh hưởng của pH acid của dạ dày: Một phần nhỏ các liên kết calci không tan chuyển thành hòa tan được. Tuy nhiên, hấp thụ calci ở dạ dày ít nên quá trình trên không có ý nghĩa đáng kể. Môi trường kiềm của ruột non tạo điều kiện hình thành các liên kết calci khó tan. Nhưng nhờ tác dụng các acid mật, sẽ giúp chuyển calci sang dạng hấp thụ được.
Hấp thu calci chủ yếu ở đoạn trên ruột non dưới dạng các muối đơn của acid phosphoric. Bài xuất calci tùy theo chế độ ăn. Khi các yếu tố toàn chiếm ưu thế trong khẩu phần (thịt, cá , trứng, ngũ cốc…). Calci được tăng thải qua nước tiểu và ngược lại. Khi khẩu phần nhiều yếu tố gây kiềm (nhiều sản phẩm từ sữa, rau, quả,…) calci được tăng thải qua phân.
Đồng hóa calci phụ thuộc vào tương quan của nó với các yếu tố khác của khẩu phần. Trước hết là protein, lipid, magie và phospho.
1.3 Protein đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa calci?
Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ protein là điều cần thiết để đạt được mật độ xương tối ưu trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Protein còn tham gia vào quá trình duy trì mật độ xương trong suốt cuộc đời.
Chế độ ăn không đủ protein làm giảm sức mạnh của cơ, tăng nguy cơ té ngã, kém hồi phục ở những bệnh nhân bị gãy xương. Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải. Chế độ ăn nhiều protein làm tăng đào thải calci theo nước tiểu. Hạ thấp lượng calci hoặc nâng cao chất lượng lipid đều ảnh hưởng bất lợi đến hấp thu calci.
1.4 Magie đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa calci?
Magie có vai trò quan trọng trong cấu trúc và mật độ xương. Hiếm khi có tình trạng thiếu magie ở những người có chế độ ăn hợp lí, tuy nhiên, có thể gặp tình trạng thiếu Magie nhẹ ở người cao tuổi, vì sự hấp thu magie giảm theo độ tuổi. Một lượng thừa hay thiếu magie cũng ảnh hưởng bất lợi đến hấp thu calci.
1.5 Phosphate đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa calci?
Lượng phosphate trong khẩu phần là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hấp thu calci. Một lượng thừa phospho trong khẩu phần dẫn tợi tạo thành calci triphosphat. Các acid mật rất ít khả năng tăng độ hòa tan và đồng hóa các calci triphosphat nên tăng số lượng các chất này ảnh hưởng xấu đến hấp thu calci.
Chế độ ăn giàu phospho, ít calci có thể gây ra cường chức năng tuyến giáp thứ phát và loãng xương. Một chế độ ăn uống đầy đủ calci, với protein vừa phải và phospho đủ giúp cải thiện mật độ xương. Thiếu hụt phospho có thể là dấu hiệu của sự thiếu dinh dưỡng nói chung, tương tự như sự thiếu hụt protein ở người cao tuổi và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Tương quan sinh lí thích hợp giữa calci và phospho trong khẩu phần nên là 1,5-2.
1.6 Các chất khác đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa calci?
Vitamin K cần thiết cho việc khoáng hóa xương. Một số bằng chứng cho thấy nồng độ vitamin K thấp dẫn đến mật độ xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi.
Kẽm là vi chất cần thiết cho sự đổi mới và khoáng hóa ở mô xương. Sự thiếu hụt kẽm thường thường liên quan đến suy dinh dưỡng protein- năng lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em. Thiếu kẽm nhẹ ở người già cũng có thể góp phần làm mật độ xương xấu hơn.
Lượng muối kali và natri trong khẩu phần cao làm giảm hấp thu calci và tăng đào thải calci vì chủng cản trở sự tạo thành các liên kết phức tạp của calci với acid mật.
Một số acid được tạo thành với calci những liên kết không tan và hoàn toàn không đồng hóa được. Thuộc loại này có acid inozito-phosphoric( acid fitic) có nhiều trong ngũ cốc và acid oxalic có nhiều trong một số loại rau dền.
Việc duy trì calxi ổn định trong máu là cực kỳ quant trọng, cơ thể giám sát mức calci huyết một cách chặt chẽ. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ calci, mưc calci huyết thấp, cơ thể sẽ điều hòa hormon huy động calci từ xương vào máu nhằm đảm bảo calci huyết ở mức ổn định bình thường.
2. Vai trò và chuyển hóa Vitamin D
2.1 Vai trò của vitamin D
Vitamin D gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D được tổng hợp trong da của động vât có xương sống nhờ tác động bức xạ B của tia tử ngoại. Vitamin D có thể có nhiều cấu trúc, tuy nhiên có 2 cấu trúc sinh lý chính là Vitamin D2, và Vitamin D3.
D2 có từ nấm và sterol thực vật, ergosterol, Vitamin D3 được tổng hợp từ 7 dehydrocholesterol ở da. Xét theo góc độ dinh dưỡng ở người, 2 loại này có giá trị sinh lý tương tự nhau. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.
2.2 Ảnh hưởng của vitamin D và hệ xương khớp
Tình trạng thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa hoặc khử khoáng calci từ xương, dẫn tới còi xương ở trẻ nhỏ. Thiếu vitamin D ở người trưởng thành dẫn tới khiếm khuyết trong quá trình khoáng hóa. Gây chứng nhuyễn xương, đồng thời gây cường năng tuyến cận giáp, tăng huy động calci từ xương dẫn tới chứng portico.
Bất cứ sự thay đổi nào trong việc tổng hợp vitamin D3 ở da, hấp thu vitamin D trong ruột non hay chuyển hóa vitamin D sang dạng hoạt tính,… đều có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin D.
Ngay từ nhỏ, chế độ ăn của trẻ được đảm bảo đủ calci cùng với vitamin D để tránh còi xương. Lúc tuổi thanh niên càng cần đảm bảo đủ hai yếu tố trên. Để bộ xương phát triển tố và đạt đỉnh cao độ tập trung calci (mật độ xương) và tuổi 25-30. Sau đố giảm xuống ở nữ khi đến tuổi mạn kin và nam giới sau 55 tuổi.
Những người khi còn trẻ có độ đặc xương (mật độ xương) thấp khi về già dễ bị loãng xương. Những người gầy, nhỏ bé cũng dễ bị loãng xương.
Dinh dưỡng trong dự phòng & điều trị loãng xương là điều không thể bỏ qua. Theo dõi Tptherapy để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!!!