PHÙ TAY SAU ĐỘT QUỴ (Post-Stroke Hand Edema)

Có một nh nhân khám định kì hậu đột quỵ, và hỏi rằng tại sao bên tay của mình bị liệt và sưng to hơn. Liệu có phải là do bị bệnh suy thận hay suy tim không? Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé

1. PHÙ TAY SAU ĐỘT QUỴ (Post-Stroke Hand Edema)

PHÙ TAY SAU ĐỘT QUỴ (Post-Stroke Hand Edema) là tình trạng sưng tấy do chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Mặc dù phù nề có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường được nhận thấy nhất ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù nề xảy ra từ nhiều lý do. Đối với những người không hoạt động, có thể nhìn thấy tụ dịch ở mắt cá chân và chân, ngón tay và bàn tay. Những người bị liệt sau một chấn thương thần kinh như đột quỵ, có thể bị tụ dịch ở bên bị ảnh hưởng.

2. Nguyên nhân do đâu?

Phù ở chi bị liệt (thường là tay) sau đột quỵ (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) thường xảy ra ở 37% BN bị đột quỵ mãn tính và lên tới 18,5% những người bị đột quỵ cấp tính.

Nguyên nhân chính xác của phù tay sau đột quỵ vẫn không có kết luận, tuy nhiên có một vài nguyên nhân có thể được xác định, trong đó bao gồm:
  1. Bạch huyết: Hệ thống dịch trong cơ thể dùng để loại bỏ độc tố, vi khuẩn, kết nối nhau bởi các hạch. Khi các cơ co thắt, nó tăng sức bơm lên hệ mạch bạch huyết làm dịch di chuyển nhanh hơn. Sau đột quỵ, các cơ khớp ít cử động, nên dịch ít di chuyển hơn, gây ứ động.
  2. Do tắc nghẽn tĩnh mạch: Bất động và thưởng ở tư thế cố định.
  3. Thay đổi mạch máu sau đột quỵ cũng có thể làm thay đổi cơ chế thẩm thấu và tái hấp thu lượng chất lỏng mô kẽ trong các mạch, cũng có thể dẫn đến phù tay.
  4. Rối loạn vận mạch giao cảm và rối loạn điều hòa hệ thống thần kinh tự trị do đột quỵ
  5. Phù tay dai dẳng tương quan với đau và xơ hóa mô, có tác động tiêu cực đến các chức năng tay.

3. CÁCH ĐIỀU TRỊ:

Việc phục hồi chức năng phù tay sau đột quỵ bao gồm:

  • Kích thích điện trị liệu
  • Liệu pháp nén, chỉnh hình và vận động

Kết hợp với các bài tập:

  1. Vận động thụ động (có người trợ giúp)
  2. Vận động chủ động (khép mở bàn tay)
  3. Nâng cao tay, đeo vớ ép
  4. Massage dọc từ tay hướng lên nách (không làm ngược lại)
  5. Hiệu quả của các liệu pháp đương đại, liệu pháp laser và bấm huyệt

Mong bài viết của Tptherapy sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về tình trạng trên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *