Rách cơ chóp xoay vai- Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Hình ảnh giải phẫu rách gân cơ chóp xoay khớp vai

  Hội chứng lâm sàng rách cơ chóp xoay

Rách cơ chóp xoay là nguyên nhân chung của đau và giảm vận động của khớp vai. Rách cơ chóp xoay thường xảy ra sau các sang chấn nhỏ tác động lên các sợi gân và cơ của khớp vai. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh có cơ chế bệnh sinh do các nguyên nhân diễn ra trong một thời gian dài và là kết quả của sự viêm gân. Các cơ chụp xoay cánh tay bao gồm cơ dưới vai, trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé và các dây chằng kết hợp khác. Chức năng của các cơ này giúp cánh tay xoay, cùng với các cơ và các dây chằng, gân khác làm ổn định khớp vai.

Khớp vai và các gân cơ chóp xoay

Gân cơ trên gai và cơ dưới gai là phần đặc biệt nhạy cảm với viêm gân tiến triển do vài nguyên nhân. Đầu tiên, khớp vai là khớp có nhiều chuyển động lặp lại. Thứ hai, không gian dành cho việc chuyển động của các cơ và gân này bị giới hạn bởi cung cùng – quạ do đó tạo nên sự va chạm khi chuyển động. Thứ ba, máu đến nuôi các nhóm cơ nghèo nàn, vì thế việc phục hồi các vi chấn thương khá khó khăn. Tất cả các yếu tố trên có thể cùng xảy ra nếu quá trình viêm tái diện và làm khó khăn cho quá trình điều trị sau đó. Viêm bao hoạt dịch thường đi kèm với rách bao khớp và cần phải điều trị đặc biệt.

  Dấu hiệu và triệu chứng rách cơ chóp xoay

Bệnh nhân đang mắc rách cơ chóp xoay thường phàn nàn rằng họ không thể tự nâng cánh tay lên ngang vai nếu không có sự hỗ trợ của tay kia. Thăm khám lâm sàng, động tác xoay ngoài bị yếu đi nếu có tổn thương cơ dưới gai, động tác dạng tay ngang vai bị giảm nếu tổn thương cơ trên gai. Đau khi ấn vào vị trí phía dưới mỏm quạ.

Bệnh nhân bị đứt một phần chóp xoay sẽ không có khả năng với tay qua đầu một cách trôi chảy. Bệnh nhân đứt hoàn toàn các cơ chóp xoay sẽ thấy chỏm xương cánh tay trật ra trước và hoàn toàn không có khả năng với tay qua vai.

Dấu hiệu cánh tay rơi dương tính (drop arm test), tức là không khả năng giữ cánh tay ngang vai nếu không có sự hỗ trợ của tay bên kia – điều này thường thấy ở bệnh nhân đứt hoàn toàn chóp xoay . Test moseley cũng dương tính với bệnh nhân rách chóp xoay khi bệnh nhân chủ động dạng cánh tay lên tới 80º sau đó ấn nhẹ vào cánh tay, nếu nó rơi xuống thì chứng tỏ cơ chóp xoay đứt hoàn toàn. Vận động thụ động của khớp vai bình thường nhưng tầm vận động chủ động bị hạn chế.

Cơn đau trong bệnh này có tính chất liên tục, dữ dội và tăng lên khi dạng và xoay ngoài cánh tay. Bệnh nhân thường xuyên khó ngủ. Bệnh nhân có thể đeo nẹp ở vai bị đau để hạn chế động tác xoay trong của cánh tay.

Cử động không nâng cánh tay ngang vai được là dấu hiệu của đứt gân cơ chụp xoay cánh tay

Gân và cơ xoay cánh tay

  Cận lâm sàng

Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng đau vai đều cần được chỉ định chụp X – quang. Dựa vào bệnh sử và các xét nghiệm có thể chỉ định như: công thức máu, tốc độ máu lắng, test kháng thể kháng nhân. Có thể thêm MRI để thấy rõ tổn thương.

Rách nặng gân cơ chóp xoay. A, chuỗi xung T2 trên phim MRI trên mặt phẳng coronal, gân cơ dưới gai bị co, lại vào giữa rìa ổ chảo (mũi tên). Sự teo cơ thấy rõ. B, chuỗi xung T2 mặt phẳng sagital, dấu hiệu đầu xương cánh tay “trọc”. Chỗ rách kéo dài từ cơ dưới vai đến gân cơ trên gai (mũi tên)

Chẩn đoán phân biệt

Vì rách gân cơ chóp xoay có thể xẩy ra sau 1 chấn thương nhẹ nên chẩn đoán thường muộn có thể đứt bán phần hoặc toàn bộ, mặc dù khám lâm sàng cẩn thận vẫn có thể chẩn đoán nhầm lẫn giữa 2 thể. Viêm gân cơ vùng vai kết hợp viêm túi hoạt dịch khớp vai cũng gây ra đau và giảm chức năng. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân cứng khớp vai, cùng với những hoạt động bất thường của khớp vai gây thêm áp lực lên các cơ xoay cánh tay, có thể làm chấn thương nặng lên.

Khi đứt gân cơ chóp xoay cánh tay, tầm vận động bị động bình thường nhưng tầm vận động chủ động hạn chế, khi cứng khớp cả 2 đều bị giới hạn. Đứt gân cơ chóp xoay canh tay hiếm khi xảy ra trước tuổi 40, ngoại trừ trường hợp chấn thương mạnh vào khớp vai.

  • Nghiệm pháp dấu hiệu độ trễ xoay ngoài (External rotation lagsign):
Người khám vẫn dùng một tay cố định khuỷu tay bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân duy trì tư thế (nâng cánh tay 20 độ, xoay ngoài 5 độ) sau đó thả cổ tay bệnh nhân. Đánh giá khả năng của nhóm cơ chóp xoay trong cử động xoay ngoài và giữ vững vị trí ban đầu của thử nghiệm mà không gây cảm giác đau.
  • Nghiệm pháp dấu hiệu nhấc tay (Lift – off Sign)
Người khám nhấc thụ động cánh tay bệnh nhân ra khỏi cột sống thắt lưng, khi người khám buông cánh tay bệnh nhân ra, bệnh nhân được yêu cầu duy trì vị thế này mà không được duỗi khuỷu
A, Test thả rơi cánh tay để kiểm tra đứt toàn bộ cơ chụp xoay. B, bệnh nhân bị đứt hoàn toàn cơ chóp xoay không thể giữ cánh tay dang ra và cánh tay sẽ buông thồng bên cạnh thân. Bệnh nhân thường rụt vai hoặc kéo vai ra trước để sử dụng các cơ không thuộc các cơ chụp xoay và cơ Delta giữ nhiệm vụ dạng cánh tay

Điều trị

1/ Điều trị bảo tồn

  • Với chấn thương mới: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, mang đai bảo vệ khớp vai hoặc đeo túi treo tay khoảng 2 – 3 tuần, thuốc giảm đau, giảm nề… Sau khi khớp bớt phù nề: điều trị vật lý trị liệu.
  • Với chấn thương cũ: Biên độ vận động khớp bị hạn chế cần điều trị vật lý trị liệu và tập vận động ngay để lấy lại biên độ vận động khớp, không bất động khớp và không chườm lạnh, phải dùng nhiệt nóng điều trị. Dùng kết hợp các thuốc chống viêm, giảm đau thông thường, có thể dùng corticoid làm giảm đau nhưng phải cân nhắc, vì corticoid cũng làm ảnh hưởng đến rách chóp xoay.

2/ Điều trị phẫu thuật:

Nếu điều trị bảo tồn không đỡ, bệnh nhân đau, hạn chế vận động khớp vai, chóp xoay bị rách bán phần hoặc rách hoàn toàn chỉ định nội soi khâu lại gân cơ chóp xoay.

Một số bài tập để phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh (luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập)

  Phòng ngừa

Chìa khóa để ngăn ngừa viêm quanh khớp vai là giảm căng thẳng cho khớp vai. Và muốn giảm căng thẳng, áp lực lên khớp vai, các bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Làm nóng và co duỗi vai trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
  • Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ vai bằng các bài tập nhẹ nhàng.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên đối với hoạt động và công việc cần sử dụng vai thời gian dài.
  • Hạn chế mang vác nặng và giảm chèn ép vai.
  • Không nên thay đổi tư thế vai đột ngột.
  • Cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để giảm tránh chấn thương vùng vai.

Liên hệ Hotline 0944 96 3131 hoặc Fanpage TriggerPoint Việt Nam để được tư vấn và đặt lịch hẹn.

 

Tài liệu tham khảo

Atlat of Common Pain Syndromes by Steven D. Waldman 

Tham gia biên soạn

Mr. Vincent Ta

Cử nhân giáo dục thể chất,

Master TriggerPoint Vn

Bs.Nguyễn Thị Dương

Giảng viên TriggerPoint Vn

Nguyễn Hoàng

Cử nhân Y sinh học TDTT,

Giảng viên TriggerPoint Vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.