RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Giấc ngủ được diễn ra dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người. Giấc ngủ chiếm 1/4 đến 1/3 trong toàn bộ tuổi thọ của con người. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn bị Rối Loạn Giấc Ngủ ? Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên Nhân:

Rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên phát do rối loạn cơ chế điều hòa giấc ngủ hay thứ phát do một bệnh tiềm ẩn khác. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ quá nhiều,… là những hình thức hay triệu chứng của rối loạn giấc ngủ.

  • Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.
  • Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
  • Hiệu suất làm việc, kém an toàn trong làm việc, đi lại, khó tập trung
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính, suy giảm trí nhớ,…
Vì vậy, tốt nhất bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, nếu không may bị rối loạn giấc ngủ.

2. Dấu Hiệu:

Thuật ngữ “Rối Loạn Giấc Ngủ” dùng để chỉ tình trạng người bệnh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng. Như chất lượng, thời gian hoặc thời lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người đó khi thức. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, hầu hết các rối loạn giấc ngủ thường có các dấu hiệu sau đây:
• Bạn buồn ngủ nhưng khó có thể đi ngủ.
• Bạn gặp khó khăn trong việc cố gắng tỉnh táo vào ban ngày.
• Bạn bị mất cân bằng trong nhịp sinh học thức – ngủ mỗi ngày.
• Bạn có những hành vi bất thường làm gián đoạn giấc ngủ.
Bất kỳ dấu hiệu nào trong số này đều có thể cho thấy bạn bị rối loạn giấc ngủ. Tùy theo triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất.

3. Tình Trạng

Trong các loại rối loạn giấc ngủ, dưới đây là 6 dạng bệnh phổ biến nhất mà chúng ta thường mắc phải:
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Có 2 dạng ngưng thở khi ngủ chính là ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Ngoài ra, còn có chứng ngưng thở hỗn hợp là sự phối hợp hai loại trên.
  • Khi đi vào giấc ngủ, thanh quản sẽ hẹp lại khiến cho không khí lưu thông qua vùng hầu họng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, người bệnh sẽ có hiện tượng ngáy để chống lại hiện tượng trên. Hoặc người bệnh cũng có thể ngừng thở trong một khoảng thời gian.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh ngưng thở nhiều lần trong lúc ngủ và hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này cho dù có thức giấc sau mỗi lần ngưng thở. Giống như các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải, suy giảm nhận thức,… vào ban ngày.
  • Chứng ngủ rũ Narcolepsy
  • Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ vào đêm hôm trước. Tình trạng này khiến bạn luôn trong trạng thái “thèm ngủ” và có thể ngủ những giấc ngủ gật đột ngột vào ban ngày.
  • Chứng ngủ rũ là một bệnh mạn tính, có thể dẫn đến mất trương lực cơ bất ngờ trong thời gian ngắn. Ngủ rũ và cơn mất trương lực cơ có thể xảy ra ở bệnh nhân bị u vùng não thất ba và thân não trên, chấn thương sọ não, viêm não, bệnh Niemann – Pick.
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Những người bị mất ngủ thường bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày cũng như dễ bị các chứng suy giảm nhận thức khác trong khi đang thức.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ này nếu kéo dài, diễn ra ít nhất ba lần mỗi tuần trong ít nhất ba tháng thì được xem là mất ngủ mãn tính. Hiện nay, thống kê từ tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ National Sleep Foundation (Mỹ) cho thấy, có đến khoảng ⅓ số người trưởng thành “chung sống” với chứng mất ngủ.

4. Phòng Ngừa

Chứng rối loạn giấc ngủ có thể được phòng ngừa bằng cách tuân theo một lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, để hạn chế rối loạn giấc ngủ bạn cần lưu ý:

• Duy trì lịch ngủ – thức vào một khung giờ nhất định;
• Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ tối thiểu 1 giờ;
• Tránh các yếu tố căng thẳng, gây kích thích thần kinh (đặc biệt là trước khi ngủ);
• Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết;
• Không dùng rượu bia; thuốc lá; thực phẩm nhiều đường. Thực phẩm có chứa caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối;
• Hạn chế các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu trước ngủ;
• Tập thể dục, vận động thường xuyên;
• Uống ít nước trước khi đi ngủ;

5. Chế Độ Dinh Dưỡng

Chế độ ăn uống hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số loại thực phẩm có thể kích thích chứng rối loạn giấc ngủ của bạn trong khi một số khác lại giúp tình trạng này cải thiện.
Theo nguyên tắc chung, một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng không chỉ giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác.
Việc tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ con người. Việc thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, magie và vitamin A, C, D, E và K đều làm tăng khả năng bị rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng Carbohydrate cao. Vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng số lần thức giấc vào ban đêm và giảm thời gian ngủ sâu, khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Để điều trị và phòng ngừa rối loạn giấc ngủ, nên ăn nhiều rau và trái cây.
Vậy Rối Loạn Giấc Ngủ có tự khỏi không?
Rối loạn giấc ngủ có thể thoáng qua rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng chất lượng sống và cần thực hiện điều trị. Đó có thể là biện pháp tự nhiên không dùng thuốc và cũng có thể là các phương pháp điều trị cần dùng thuốc. Không nên chủ quan tự ý sử dụng thuốc có thể làm bệnh nặng hơn và lệ thuộc vào thuốc ngủ.

Mong bài viết của Tptherapy sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về tình trạng trên.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.