RỐI LOẠN LO ÂU VỀ BỆNH TẬT

Nếu bạn bị rối loạn lo âu về bệnh tật. Bạn có thể có những suy nghĩ hoặc tình cảm tiêu cực về sức khỏe của mình. Như sợ bị bệnh ung thư, lo ngại về bệnh tim mạch, hay sợ mắc bệnh tiểu đường… Cùng Tptherapy tìm hiểu về hội chứng này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

Rối loạn lo âu bệnh tật là khi cơ thể bạn hoàn toàn chẳng có triệu chứng gì hết. Cũng có thể bạn cho rằng một cảm giác bình thường hoặc một triệu chứng nào đó rất nhỏ là dấu hiệu của một bệnh hiểm nghèo. Cho dù các bác sĩ đã khám bệnh rất kỹ và kết luận rằng chẳng có gì nghiêm trọng.
Các nỗi sợ của bệnh nhân có thể xuất phát từ việc diễn giải sai các triệu chứng cơ thể không phải bệnh lý. Hoặc các chức năng cơ thể bình thường (ví dụ, chứng sôi bụng, chướng bụng và khó chịu, cảm giác nhịp tim, đổ mồ hôi).

2. Triệu chứng

Triệu chứng thường liên quan đến việc bận tâm quá mức rằng mình đang mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng. Cho dù chỉ dựa vào những cảm giác bình thường của cơ thể (như tiếng sôi bụng). Hoặc những dấu hiệu rất nhỏ (như chỉ là một chấm nhỏ trên da, vài lúc giật cơ ở tứ chi). Hoặc chụp phim thì có tổn thương nhỏ dù không nghiêm trọng nhưng lại suy nghĩ quá đáng và sợ hãi (gan nhiễm mỡ, tổn thương chất trắng ở não không đặc hiệu,..). Các triệu chứng gồm:

  • Bận tâm rằng mình đang mắc một bệnh nào đó rất trầm trọng.
  • Lo lắng rằng những triệu chứng rất nhỏ, hoặc những cảm giác cơ thể có nghĩa là bạn đang mắc bệnh rất nặng.
  • Dễ cảnh giác với mọi vấn đề sức khỏe.
  • Không tin tưởng sau mỗi lần khám BS hoặc khi làm xét nghiệm không ra bệnh.
  • Lo lắng quá mức về một bệnh nào đó hoặc cho rằng mình có nguy cơ cao bị bệnh đó vì bệnh đó di truyền trong gia đình.
  • Căng thẳng quá nhiều về những bệnh tật có thể mắc làm cho bạn giảm năng suất làm việc.
  • Kiểm tra đi kiểm tra lại các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể.
  • Thường xuyên đi khám quá mức để cảm thấy an tâm, hoặc ngược lại có trường hợp tránh không đi khám vì sợ phát hiện ra mình bệnh nặng.
  • Tránh mọi người, địa điểm, những hoạt động mà cho rằng có nguy cơ về sức khỏe.
  •  Nói quá nhiều về tình trạng sức khỏe của mình hoặc những bệnh có thể mắc.
  • Thường xuyên đọc trên internet về nguyên nhân của các triệu chứng hoặc những bệnh có thể mắc.

3. Tiêu chuẩn chuẩn đoán theo DSM-5

Gồm các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh nhân bận tâm lo lắng về việc có hoặc mắc phải bệnh nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân không hoặc tối thiểu có các triệu chứng cơ thể.
  • Bệnh nhân rất lo lắng về sức khỏe và dễ bị báo động về các vấn đề sức khỏe cá nhân.
  • Bệnh nhân liên tục kiểm tra tình trạng sức khỏe hoặc né tránh các cuộc gặp với bác sĩ hoặc tới bệnh viện một cách không phù hợp.
  • Bệnh nhân đã bận tâm về bệnh tật trong ≥ 6 tháng, mặc dù lo ngại về bệnh tật cụ thể có thể thay đổi trong khoảng thời gian đó.
  • Triệu chứng không được giải thích thỏa đáng hơn bởi trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần khác.

4. Điều Trị

4.1 Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý (nhất là liệu pháp hành vi nhận thức) là lựa chọn tối ưu trong điều trị rối loạn lo âu bệnh tật. Liệu pháp này giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng và có các biện pháp thích nghi phù hợp. Giúp người bệnh kiểm soát sự lo âu quá mức mà không cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe liên tục.
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh có thể cải thiện các hoạt động sinh hoạt, duy trì hiệu suất học tập, lao động và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, liệu pháp còn cải thiện một số căn bệnh tâm thần đi kèm như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

4.2 Sử dụng thuốc

Lựa chọn ưu tiên trong điều trị bằng thuốc là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). SSRIs có hiệu quả cải thiện tâm trạng lo âu và căng thẳng, mang lại cải thiện tích cực và ít tác dụng phụ. Các nhóm thuốc khác chỉ được cân nhắc khi loại thuốc này không mang lại hiệu quả.

4.3 Các biện pháp thay đổi lối sống

Bên cạnh trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, người mắc rối loạn lo âu bệnh tật nên áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm sạch, các loại rau xanh, củ quả, thịt, cá nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ.

  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao (khoảng 30 phút mỗi ngày) để có được sức khỏe tốt, cân bằng cảm xúc, tâm lý ổn định.
  • Tập luyện những bài đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, yoga, thiền,….
  • Không lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày để tinh thần được thoải mái, tránh các suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần để biết được những vấn đề của bản thân.

 

Đừng để rối loạn lo âu về bệnh tật làm đảo lộn cuộc sống của bạn. Hãy cùng Tptherapy tìm hiểu thêm về những chủ đề bổ ích khác trong các số tới nhé!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.