THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng trong đó sụn khớp bị thương và mòn, gây đau đớn và hạn chế chuyển động. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng Tptherapy tìm hiểu ngay!

Nguyên nhân:

. Nguyên nhân của thoái hoá khớp gối không chỉ có 1 mà bao gồm nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Lão hóa: Lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây nên thoái hóa khớp gối. Khi người ta già đi, sụn khớp bị mòn và mất dần tính linh hoạt.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa gối, có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn.
  • Thương tổn hoặc chấn thương: Chấn thương hoặc tổn thương gối có thể gây ra tổn thương sụn khớp, dẫn đến thoái hóa gối sau này.
  • Béo phì: Cân nặng quá mức tạo áp lực lên gối, làm tăng nguy cơ mòn sụn.
  • Hoạt động thể thao vớicường độ cao: Những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao không đúng cách hoặc không có sự chuẩn bị và bảo vệ đúng cách.

Triệu chứng thường gặp:

  1. Đau: Đau thường xảy ra khi chuyển động đầu gối. Ban đầu, cơn đau có thể nhẹ nhàng và chỉ xuất hiện sau hoạt động, nhưng sau đó nó có thể trở đau cấp và kéo dài hơn
  2. Sưng và đỏ: Khớp gối có thể sưng, trở nên đỏ và nóng khi bị viêm nhiễm
  3. Âm thanh khi chuyển động: Khớp gối có thể kêu khi chuyển động, thường là tiếng kêu cụp, rắc.
  4. Cứng khớp: Mặc dù không phải ai cũng trải qua điều này, nhưng có người bệnh thoái hóa gối xuất hiện cứng và khó chuyển động vào buổi sáng hoặfc sau thời gian nghỉ ngơi
  5. Không ổn định: Khớp gối không ổn định hoặc mất cân bằng.

Điều trị:

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

Thuốc:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau và chống viêm.
  • Thuốc gây tê cục bộ: Bác sĩ có thể tiêm các loại thuốc gây tê cục bộ vào gối để giảm đau.
  • Thuốc chondroitin và glucosamine: Có thể được sử dụng để hỗ trợ khớp sụn.

Vật lý trị liệu:

  • Chương trình tập vật lý trị liệu chuyên sâu được hướng dẫn bởi các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp cải thiện sức khỏe của gối, tăng cường cơ bắp và  sự linh hoạt
  • Các phương thức trị liệu như nhiệt, siêu âm trị liệu… được sử dụng thích hợp giúp giảm đau và cải thiện chức năng.

Thay khớp gối:

Đây là phương pháp cuối cùng được sử dụng khi các biện pháp khác không có hiệu quả.

Các phương pháp khác:

Can thiệp bổ sung dịch khớp: Phương pháp này có thể giúp giảm đau và tăng tốc độ chất bôi trơn tự nhiên trong khớp gối.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại inbox cho Tptherapy ngay nhé!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.